Bể phốt – cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt

Bể phốt – cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể phốt 

Bể phốt hay cũng còn được gọi là hầm cầu, hầm tự hoại, đây là nơi nhận các chất thải hữu cơ theo thời gian sẽ được phân hủy thành các chất lỏng và sẽ được thải ra ngoài theo đường ống thoát nước, bể phốt cũng còn được tận dụng để có thể phân hủy các chất thải để tạo ra gas sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, bể phốt không những nhận chỉ tiếp nhận lượng chất thải từ bồn cầu mà còn nhiều vị trí khác trong ngôi nhà nữa như lỗ thoát sàn, chậu rửa mặt, bồn rửa bát thì thường được gọi là hố ga.

Với những bể phốt thông thường chỉ được nối với bồn cầu, đa số tiếp nhận các chất thải là phân và nước tiểu sau mỗi lần chúng ta đi vệ sinh từ bồn cầu, trôi xuống bể phốt.

bể phốt
bể phốt

Cấu Tạo Của Bể Phốt

Bể phốt thường được chia làm ba ngăn, trong đó có 1 ngăn chứa lớn nhất chiếm 2/4 diện tích và 2 ngăn lắng sẽ nhỏ hơn, mỗi ngăn sẽ chiếm ¼ diện tích

+ ngăn chứa: đây là ngăn có diện tích lớn trất trong bể phốt, ngăn chứa bằng cả 2 ngăn kia cộng lại, bởi đây là nơi chứa tất cả các loại chất thải chưa được phân hủy được thải xuống, Sau một khoảng thời gian ngắn tại đây, cách chất thải sẽ được phân hủy thành bùn, trong đó có một số loại chất thải khó phân hủy thì sẽ được lắng lại tại đây

+ ngăn lắng: Khác viwus ngăn chứa thì ngăn lắng có nhiệm vụ tiếp nhận các chất thải từ ngăn chứa, tại nơi này, các chất thải khó phân hủy còn sót lại như tóc, kim loại… sẽ được giữ ở đáy của ngăn này

+ ngăn lọc: các chất thải sau khi ở ngăn lắng sẽ được chuyển tới ngăn lọc, ngăn lọc có nhiệm vụ giữ lại tất cả các chất thải lơ lửng thông qua hệ thống lọc sẽ bị giữ lại trước khi được xả ra môi trường

Nguyên Lý Hoạt Động

Sauk hi chất thải và nước thải từ bồn cầu được xả theo các đường ống thoát nước xuống dưới bể phốt ở ngăn chứa chất thải, sau đó những chất thải này sẽ từ từ kawngs xuống, lớp váng nổi bọt lên, sau khi bể đã đầy thì bể sẽ tự động chảy phần nước sang ngăn lắng, quá trình lắng đọng và làm đầy sẽ tiếp tục diễn ra cho đến khi nước tràn đầy ngăn thứ 2 và sẽ tiếp tục chuyển tới ngăn thứ 3

 Sau quá trình trên nước bể phốt sẽ được rút ra bên ngoài hoặc thẩm thấu, Chất dơ hoặc bẩn sẽ được giữ lại trong hầm, còn nước sạch sẽ bị rút đi. Thường thì hệ thống ống thông cống sẽ được lắp đặt tại các rãnh đã được phủ đá hoặc sỏi và cát để lọc nước ra môi trường. Bạn nên nhớ, kích thước của hầm sẽ tỉ lệ thuận với lượng nước cần tháo ra.

Bể phốt được vận hành là nhờ trọng lực, vì vậy nếu nhà bạn ở gần sông thì khi triều cường lên nguy cơ tắc nghẽn cống ở nhà bạn là rất cao. Nếu nhà bạn phụ thuộc vào địa hình, nhất là bể phốt thì nên sử dụng máy bơm. Để thiết kế thì nên sử dụng các biệện pháp giúp kéo dài tuổi thọ của đường ống để hạn chế tắc bồn cầu và ống cống sau này.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.