Hướng dẫn xây dựng hầm biogas tiết kiệm và hiệu quả
Việc xây dựng hầm biogas tiết kiệm và hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn trong ngành chăn nuôi của Việt Nam. Ngày nay việc tận dụng những nguồn rác thải từ đời sống nhằm bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí trong sinh hoạt được rất nhiều người dân quan tâm.
Các bước xây dựng hầm biogas
Bước 1: Đánh sạch các mối ghép và khoan lỗ thu thu khí trong bể Biogas Composite
- Trên bể biogas sẽ có các mối ghép để ghép các bộ phận của chúng lại với nhau ta sẽ dùng giấy ráp hoặc dẻ lau để lau sạch các mối ghép đó
- Đối với phần gắn với bể điều áp thì chúng ta sẽ để bể điều áp lên phía trên rồi chỉnh đến khi cảm thấy ưng ý và phù hợp thì ta sẽ đánh dấu phần chùm của bể điều áp rồi dùng giấy nhám đánh ở phía trong phần đã đánh dấu rồi lau khô.
- Với bể điều áp còn lại ta cũng làm tương tự như vậy
- Khi lắp ống thu khí thì ta sẽ dùng khoan để khoan 1 lỗ ở giữa nắp trên nơi để lắp ống thu khí vào. Sau đó dùng ống nhựa tiền phong để lắp vào lỗ thu khí đó. Lắp xong ta dùng keo để dán quanh ống vừa lắp để mối lắp được chắc chắn hơn.
Bước 2: Pha keo
- Keo và bột sẽ được pha lẫn với nhau theo ỷ lệ 1: 1
- Ta dùng 1 chiếc xô để chứa keo và bột. không nên đổ tất keo và bột vào cùng 1 lúc mà ta sẽ đổ 1 chút keo vào trước sau đó mới cho bột vào với phần bột tương đương với phần keo sau đó đánh đều keo và bột cho quện lại với nhau (15-25 phút) . Ước lượng lượng keo và bột cần dùng để pha thêm tránh lãng phí.
- Khi keo và bột được đánh quện với nhau ta sẽ phải trộn thêm chất đông cứng (Butanox) theo tỷ lệ keo bột là 1% – 2% để keo có sự kết dính tốt hơn. Khi trộn chất đông cứng thì phải sử dụng ngay nếu không nó sẽ bị đông cứng lại không thể dùng được.
Bước 3: Lắp đặt nắp trên và nắp dưới của Hầm Biogas Composite
- Hai nắp trên dưới của biogas ghép với nhau bằng keo đã pha ở bước 2.
- Ở vành ngoài nắp dưới ta phải phết keo xung quanh dày 2 -2,5cm, rồi sau đó chỉnh để các mép ngoài của 2 phần bể chồng khít với nhau. Khi di chuyển cần lưu ý để keo ở 2 nắp không trượt ra ngoài.
- Tiếp đến ta cần phải khoan ốc định vị để gắn chặt các chốt lại với nhau tránh trường hợp bị chệch và hở trong quá trình di chuyển.Ta sẽ khoan đều xung quanh các điểm tiếp giáp nắp trên và nắp dưới để gắn ốc, một bể lắp khoảng 10 đến 12 ốc định vị. khi vặn ốc thì không vặn quá chặt để keo không bị tràn ra ngoài.
Bước 4: Lắp bể nạp và bể điều áp
- Bể biogas thường có 2 lỗ, lỗ lõm thấp hơn là cửa ra (bể điều áp) được lắp trước và lỗ lõm cao hơn là cửa vào (bể nạp). Ta sẽ dùng bay để lấy keo và đưa lên phần gắn kết của bể nạp và bể điều áp, lớp keo dày từ 3 – 3,5cm, rộng 5 – 7 cm và làm vát 2 bên để tránh rơi vãi. Rồi tiếp tục đưa bể điều áp và bể nạp đã phết keo lên nắp ở phía trên bể, lấy tay và búa để đưa bể nạp và bể điều áp vào sát nắp trên, khoan các lỗ định vị và dùng đinh để cố dịnh để bể điều áp và bể nạp, định đó phải được che phủ bởi 1 lớp keo bột để k bị rỉ sét hay rỉ
Bước 5: Đưa Hầm Biogas Composite xuống hố
- Sau khi lắp ghép xong các bộ phận ta phải để khoảng 2 giờ để keo được khô lại, làm tăng độ chắc chắn cho bể. Trước khi đưa bể xuống hố thì cần phải dải 1 lớp cát lót dày khoảng 20 đến 30 cm, buộc dây vào 4 ốc ở quanh bể rồi từ từ hạ bể xuống hố.
Bước 6: Điều chỉnh lại hầm Biogas Composite và kiểm tra độ kín khí
- Khi bể được đưa xuống hố thì lấy cát lấp xung quanh bể cho đến gần hết chiều cao của nắp dưới. Bơm nước vào khoảng ½ thể tích của bể rồi bơm nước ở xung quanh bể để các hạt cát dễ dàng bám chặt vào vỏ bể, không nên bơm quá nhiều làm cát tràn lên.
Kiểm tra độ kín khí
- Để kiểm tra độ kín khí của bể ta phải lắp đồng hồ đo áp suất và khóa tổng.
- Lắp xong ta sẽ đóng khóa tổng lại rồi bơm nước vào hầm biogas tới khi nước tràn ra ngoài, lấy nước xà phòng xoa khắp bề mặt nắp trên của bể xem có bị nổi bong bóng không, nếu nổi chứng tỏ bể chưa kín khí
- Với những chỗ hở ta sẽ đánh dấu lại rồi mở nắp để khí bay ra ngoài
Cách xử lý chỗ bị hở:
- Lấy rẻ lau khô chỗ bị hở, đánh nhám xung quanh chỗ hở 5 – 10cm, lấy sợi thủy tinh hữu cơ phết lên trên chỗ hở. pha 1 chút keo với bột với lượng đủ dùng và phết lên lớp sợi thủy tinh 3 lần để từ 15 đen 20 phút vết hở sẽ khô.
Kiểm tra lại:
- Sử dụng máy nén bơm hơi vào hầm nếu nước ở trong bể không tràn ra ngoài nữa ta khóa van tổng lại sau đó lắp đồng hồ đo áp suất vào khóa tổng, mở khóa tổng, kim chỉ áp suất sẽ chỉ áp suát trong bể. Để trong thời gian là 20 phút nếu kim vẫn giữ nguyên vị trí không di chuyển thì bể đã kín khí, khi ta thấy kim chuyển dịch về phía bên trái tức là bể vẫn bị hở, vậy thì ta phải kiểm tra lại và tìm cách xử lý.
Bước 7: Lấp đất xung quanh hầm Biogas Composite
- Kiểm tra độ kín khí của bể xong, nếu đã kín khí ta sẽ lấp đất hoặc cát để phủ kín bể. Với cửa nạp (bể nạp) và cửa ra (bể điều áp) của hầm không nên lấp đất vào mà ta có thể đậy 1 tấm bê tông lên để tiện cho việc kiểm tra sau này.
- Nếu như cửa vào (bể nạp) và cửa ra (bể điều áp) của hầm biogas thấp hơn so với mặt nền của sân, vườn thì ta nên xây thêm 1 – 2 hàng gạch lên trên bể điều áp để nước không bị chảy vào bể .
Bước 8: Lắp ống thu khí, ống dẫn phân và bã vào hầm Biogas Composite
- Đối với ống thu khí: Ta có thể thể lắp đỉnh giữa của nắp hầm biogas trên bề mặt phân giải, sau đó ta dùng ống nhựa của công ty tiền phong với kích thước như sau: ống phi 21 và phi 27 có bề rộng là C3, cao 1m2 -1m4, tiếp theo chúng ta gắn keo để lắp ống dẫn khí cùng với đầu chở của ống thu khí, Khóa gas tổng lắp ở trên đầu . Sau đó ta nối dây dẫn từ khóa tổng tới các thiết bị cần sử dụng để dẫn khí.
Việc xây dựng hầm biogas tiết kiệm và hiệu quả là 1 giải pháp mà bất cứ hộ gia đình chăn nuôi nào cũng cần. Tuy nhiên việc xây dựng hầm biogas bằng gạch không những không tiết kiệm mà vô cùng lãng phí.
Nhược điểm mà hầm xây bằng gạch mang lại rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi. Vì vậy để xây dựng hầm biogas tiết kiệm và hiệu quả thì bà con nên ưu tiên lắp đặt và sử dụng hầm biogas bằng nhựa composite chống a xít ăn mòn tuyệt đối, độ bền cơ học cao. Công ty biogas Việt Hàn hiện đang là công ty chuyên sản xuất hầm biogas composite chất lượng cao hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.