Cách phá váng hầm biogas đơn giản và hiệu quả nhất?
Sau một thời gian dài sử dụng , váng(màng sinh học) sẽ xuất hiện trên bề mặt của hầm ủ. Điều này sẽ khiến cho lượng khí đốt sinh ra ít đi, không đáp ứng được nhu cầu sử dụng khí gas của bà con nông dân. Vậy thì cách phá váng hầm biogas như thế nào và cách phá váng hầm biogas nào là đơn giản và hiệu quả nhất?
Đầu tiên ta phải tìm hiểu về nguyên nhân có sự xuất hiện lớp váng trên lớp mặt của hầm ủ?
Đó là do nguyên liệu nạp vào hầm qua loãng nên những tạp chất nhẹ cộng thêm dầu mỡ nổi lên tạo thành váng. Váng này sẽ làm cho khí gas ít đi, nếu muốn sử dụng khí gas thì bà con phải phá bỏ váng hầm biogas. Vì thế để tránh tình trạng tạo váng và không phải mất thời gian phá váng hầm biogas của bà con ta có thể tham khảo một số biện pháp như sau:
. Xây thêm bể nạp. Yêu cầu bể nạp phải có nắp đậy giúp ngăn giữa bể chính, bể phân giải với bể nạp. Chúng ta nên khuấy đều nước và phân trước khi nạp nguyên liệu vào bể chính.
Bà con cần lưu ý là khí nạp nguyên liệu vào bể chúng ta không nên pha loãng, không nạp quá nhiều nước vào bể bởi như vậy sẽ càng làm tăng quá trình tạo váng nhanh hơn, bà con sẽ phải phá váng hầm biogas thường xuyên hơn. Đối với phân động vật bà con có thể pha theo tỉ lệ 3 nước – 1 phân để giữ cho hầm tạo tối đa khí và giảm bớt được hiện tượng lên váng thường xuyên.
. Cách phá váng hầm biogas chủ yếu xuất hiện ở hầm bioagas xây bằng gạch. Bởi loại hầm này không có khả năng tự phá váng hầm biogas. Vì thế chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng loại hầm biogas composite của Công Ty TNHH Việt Hàn. Loại hầm này có độ bền cao, không bị nứt gãy, chịu tác động cơ học cao ; đặc biệt là khả năng tự động phá váng hầm bioags và khả năng chuyển động lên men tốt.
Cách phá váng biogas hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Nhưng trong quá trình sử dụng thì chúng ta không thể tránh được tình trạng váng bám trên bề mặt của hầm ủ, vì thế chúng ta phải phá váng hầm biogas theo định kì. Bà con có thể tự phá váng hầm biogas hoặc để an toàn trong cách phá váng hầm biogas thì bà con nên nhờ đến bộ phận kĩ thuật viên hoặc xe hút bể phốt.
Nếu bà con có thể tự phá váng hầm biogas thì cần phải thận trọng bởi phá váng hầm biogas rất nguy hiểm vì trong hầm có chứa khí metan (CH4)- khí này rất độc, cho nên bà con cần lưu ý những điểm sau đây khí vệ sinh hầm biogas:
. Trước khí xuống hầm ta nên kiểm tra độ độc trong hầm bằng cách thắp một ngọn nến sao đó buộc nến vào sợi dây rồi thả xuống sát mặt nước dưới đáy hầm. Để như vậy một lúc dưới hầm sau đó từ từ kéo lên, nếu thấy nến vẫn còn cháy thì chứng tỏ trong hầm có đủ oxi, còn nếu nến tắt thì trong hầm này đang có nhiều khí độc ta không nên xuống.
Nếu bà con cố tình xuống sẽ rất có thể bị tử vong do ngộ độc khí và thiếu oxi. Khi đó bà con nên mở lắp hầm một thời gian rồi thử lại như trên cho đến khi nào được thì thôi.
. Sau khi đã kiểm tra độ độc trong hầm bà con có thể làm thông thoáng ở dưới hầm bằng cách đó là: sử dụng một cây xào hoặc một cành cây to có nhiều lá xuống phía đáy hầm rồi kéo lên hoặc có thể luồn qua rối ra để phá màng sinh học và đổ đầy nước vào để tạo độ thông thoáng trước khí xuống hầm.
Chúng ta phải trang bị bộ đồ bảo hộ (như khẩu trang, quần áo , ủng tay, ủng chân,…) và một dây bảo hộ để khi chúng ta gặp sự cố dưới hàm thì có thể người ở trên kéo lên.
. Ngoài ra ta có thể lấy nước trong bể điều áp đổ vào bể đầu. Hành động này có tác dụng là cấy thêm vi khuẩn sinh khí để phá màng sinh học.
Trường hợp lớp váng quá dày thì ta lại phải sử cách phá váng hầm biogas đó là men vi sinh để phá váng hầm biogas( lưu ý là chon loại men phải có vi khuẩn phân hủy xelulozo) tuy nhiên, mặt hạn chế khi sử dụng loại men này để phá váng hầm bioags thì phải mất một khoảng thời gian lượng gas mới lên đều trở lại.