Việt Hàn Composite – Nguyên lý hoạt động hầm bể biogas composite

Nguyên lí hoạt động của hầm biogas composite Việt Hàn


Đây là loại bồn bể đúc sẵn được chế tạo bằng vật liệu composite, cốt thủy tinh, sợi các-bon nên có nhiều tiện ích vượt trội so với loại bể cũ xây bằng gạch, bê tông.

Thiết bị có công suất phù hợp với các hộ gia đình ở nông thôn có chăn nuôi gia súc như heo, trâu, bò…Ưu điểm là độ kín khí, oxi hóa, có độ chịu lực lớn, chống Axít ăn mòn, thi công nhanh phù hợp cả vùng đất lún, nứt, sình lầy, thuận tiện trong vận chuyển phù hợp với nhiều địa hình

* Nguyên lý hoạt động, cấu tạo
Nguyên liệu nạp được nạp vào bể phân giải qua cửa nạp nguyên liệu vào cho đến khi ngập mép dưới của cửa, cửa nạp nguyên liệu và cửa xả khoảng 60 cm. Lúc này áp suất khí trong bể phân giải bằng (P=0). Khí sinh ra được tích tụ trong ngăn chứa khi sinh ra áp suất đẩy dịch phân giải dâng lên theo cửa nạp nguyên liệu và cửa xả.

Độ chênh giữa hai bề mặt dịch phân giải cửa nạp nguyên liệu/cửa xả và ngăn chứa khí tạo nên áp suất trong bể đẩy khí sinh ra vào ống thu khí và đường ống dẫn khí đến nơi sử dụng. Khí được sử dụng để đun nấu, thắp sáng, bình nước tắm nóng lạnh tự động, máy phát điện…

Khí được sử dụng hết, áp suất trong ngăn chứa khí bằng 0, thiết bị trở về trạng thái ban đầu. Vì cửa nạp nguyên liệu đã được bịt kín nên ở trạng thái Pmax, dịch phân giải chỉ được đẩy ra theo cửa xả.

Trong quá trình hoạt động, bề mặt của dịch phân giải luôn luôn lên xuống làm cho tiết diện luôn luôn thay đổi trong ngày do vậy có tác dụng phá váng.

Năng suất khí m3 khí/m3 phân giải/ngày 0,32 lượng khí đủ dùng. Sản lượng khí trung bình đạt 2,24 m3/ngày. Từ 10kg phân lợn trở lên hàng ngày có thể sản xuất được 400 – 500 lít khí, đủ để cung cấp nhiên liệu cho gia đình 04 người sử dụng, đối với chiếu sáng có thể đạt độ sáng tương đương đèn sợi tóc 60W…

Về mặt cấu tạo bể bao gồm 3 bộ phận chính là bể phân giải, bộ phận chứa khí và bộ phận điều áp. Cả ba bộ phần này đều được kết hợp nằm trong một khối. Cả khối được chôn chìm dưới mặt đất.

Thiết kế của thiết bị composite gồm những bộ phận sau:

– Bể phân giải;
– Ngăn chứa khí;
– Ống dẫn khí;
– Cửa nạp nguyên liệu (ống lối vào);
– Cửa xả (ống lối ra).

hầm biogas composite Việt Hàn hình cầu với tính ưu việt hoàn toàn tự động.

sơ đồ công nghệ sử lý chất thải hầm bể biogas composite

Xử lý chất thải bằng công nghệ Biogas
1. Nguyên liệu đầu vào:

– Chất thải hữu cơ dễ phân hủy như: phân heo, phân trâu bò, các loại thực vật như bèo, rơm rạ, rau củ phế thải sinh hoạt…
– Phế thải lò giết mổ gia súc, gia cầm, nước thải nhà máy tinh bột, nước thải lò bún, sửa bột hư…
Các loại nước thải có độ PH mang tính chất axit hoặc bazo, nước thải có chất diệt khuẩn, thành phần hóa học nhiều đều không thích hợp cho vi sinh vật trong hệ thống biogas.
– Thời gian lưu trong hệ thống biogas thích hợp nhất là 20 ngày trong điều kiện của vùng miền nhiệt đới.
– Cách tính thế tích hầm ủ: ( ( lượng phân heo + nước tiểu) + nước dội chuồng ) x 20 ngày

2. Sơ đồ công nghệ xử lý chất thải bằng công nghệ biogas

* Lưu ý: Hệ thống trên hoàn toàn có thể đạt tiêu chuẩn cột A QCVN 24:2009/BTNMT nếu bổ sung thêm hệ thống hiếu khí và khử trùng.

3. Thuyết minh công nghệ xử lý chất thải bằng Công nghệ biogas

Công nghệ hầm bể biogas composite dựa nguyên lí hoạt động của vi sinh vật kỵ khí. Trong điều kiện không có oxi các vi sinh vật phân hủy chất hữu cơ biến thành năng lượng hoạt động và khí mê tan. Hỗn hợp khí CH4 (Metan) , hidrosunfur (H¬2S), NOx, CO2….tạo thành khí biogas

Hiệu suất xử lý BOD đạt khoảng 60%, do đó cần xử lý giai đoạn hai để đạt tiêu chuẩn về môi trường.
Thông thường cứ khoảng 1m3 khối thể tích ủ sẽ sinh ra 500L biogas , mỗi gia đình 5-6 người chỉ cần xây HU thể tích 4m3.
Đối với các HU thể tích nhỏ hơn 100m3 công nghệ sử dụng là hầm ủ TG_BP, KT1, KT2 hoặc hầm composite ( <10m3)
Đối với các HU thể tích lớn hơn 100m3( qui mô trang trại) công nghệ nên sử dụng là HDPE vì sẽ giảm đáng kể chi phí đầu tư. Loại hình này có thể chạy cả máy phát điện dùng biogas

Nước thải sau khi qua hệ thống biogas sẽ chảy qua hệ thống lọc thô nhằm làm trong nước trước khi thải xuống ao sinh học. Căn từ bể lọc thô sẽ được dùng làm phân bón cho cây trồng. Sau thời gian sử dụng ( khoảng 1 năm) thì cặn trong Hu nên được vét ra, nhằm trả lại thể tích phân hủy và làm nguồn phân hữu cơ rất tốt. Ao sinh hoc chứa các loại thực vật thủy sinh như bèo, lục bình… sẽ hút các thành phần lơ lửng trong nước biến thành sinh khối. Nước thải sau đó cần được khử trùng khi thải ra môi trường.

Chúng ta cũng cần bổ sung hệ thống hiếu khí phía sau công trình biogas vì như thế nước thải ra sẽ đạt tiêu chuẩn về môi trường.

4. Ưu nhược điểm của hệ thống xử lý chất thải bằng hầm biogas 

a. Nhược điểm:
Xử lý chất thải bằng hầm bể biogas composite có chất lượng nước đầu ra không đạt QCVN 24:2009/BTNMT;
b. Ưu điểm:
Xử lý chất thải bằng bể biogas composite Khả năng chịu tải của công trình sinh học cao, vi sinh sau khi cấy xong thì rất ổn định, không bị sốc
Hệ thống xử lý chất thải bằng hầm bể biogas composite không sử dụng máy bơm nước; tự chảy từ nguồn thải đến nguồn tiếp nhận.
Thu hồi được năng lượng (khí biogas) phục vụ nhu cầu về năng lượng; thu hồi được lượng phân hữu cơ đã oai để trồng cây.

Vốn đầu tư thấp và nhanh thu hồi vốn.

Chi phí vận hành bảo dưỡng hệ thống xử lý chất thải bằng bể biogas composite thấp, quá trình bảo trì, bảo dưỡng dễ dàng.

3.3/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.