Xử lí chất thải bằng công nghệ biogas?

Xử lí chất thải bằng công nghệ biogas?

Để có thể phát triển việc chăn nuôi bền vững thì thời gian vừa qua bà con nông dân đã áp dụng nhiều giải pháp. Có thể nói giải pháp sử dụng công nghệ biogas để sử lí ô nhiễm môi trường được các hộ chăn nuôi áp dụng như một giải pháp tối ưu.

Ưu điểm của công nghệ này là giúp bảo vệ môi trường, tăng hiệu quả kinh tế. Nhưng tuy nhiên bà con phải biết lựa chon những công nghệ xử lí phù hợp nhất. Sau đây là quy trình xử lí chất thải bằng công nghệ biogas

Được tiến hành theo 5 bước như sau:

Xử lí chất thải bằng công nghệ biogas?
Xử lí chất thải bằng công nghệ biogas?

Bước 1: Xử lí về khí

Bể chưa sau biogas là nơi chứa nước thải như một nguồn duy nhất và đồng thời cũng là bể chứa hệ thống hoạt động liên tục. Trong hệ thống này sẽ kết hợp giữa chức năng điều hòa và kị khí. Ở đây quá trình xử lí kị khí diễn ra mạnh và nồng độ chất ô nhiễm từ sau bể xử lí được khoảng 50%- 60%.

Bước 2: Xử lí về hóa lí

Bể keo tụ và tạo bông:

Tại bể keo tụ và tạo bông nước thải từ hồ trải bạt được bơm luân phiên.

Để thúc đẩy quá trình diễn ra nhanh ta bố trí moto trong bể để thực hiện quá trình xáo trộn. Trong nước có một phần các hạt được tồn tạ ở dạng keo mịn phân tán, kích thước hạt giao động khoảng 0,1- 10 micromet.

Rất khó có thể tách các hạt này ra bởi chúng không nổi cũng cũng không lắng. Do diện tích bề mặt và thể tích lớn nhưng kích thước lại nhỏ nên hiện tượng hóa học bề mặt trở nên rất quan trọng.

Bể lắng bùn hóa lý:

Nước thải từ bể keo tụ và tạo bông đi theo đường ống phân phối để phân phối nước thải trên toàn bộ bề mặt diện tích ngang ở gần đáy bể. Thiết kế ống phân phối sao cho nước thải khi ra khỏi ống  và đi lên với vận tốc chậm, điều kiện môi trường tĩnh, lúc đó các bông cặn hình thành. Tỉ trọng của nó đủ lớn để thắng vận tốc của dòng nước thải đi lên sẽ lắng xuống đáy bể.

Hàm lượng cặn của nước thải ra khỏi bể lắng giảm 40-60%. Cặn lắng được đưa vào bể chứa bùn hóa lý và được bơm đi xử lí định kì.

Sau đó nước thải sẽ chảy vào bể để chỉnh độ PH

Bước 3: Xử lí stripping

Vì nước thải trong chăn nuôi có chứa nhiều chất độc hại như hàm lượng N và P rất cao so với các loại chất thải khác cho nên cần phải có biện pháp xử lí phù hợp để xử lí N,P giảm ô nhiễm cho những giai đoạn sau, tăng hiệu suất xử lí của toàn bộ quá trình. Do vậy giải pháp Stripping để giiar quyết vấn đề này, hiệu quả xử lí đạt khoảng 85-95%ở PH từ 10- 11,5.

Bước 4:Giai đoạn xử lí sinh học

Bể anoxic: trong điều kiện khí hiếm các vi sinh vật sẽ xảy ra quá trình natri hóa và khử natri hóa. Quá trình này sinh ra sản phẩm là khí nito- khí này không ảnh hưởng tới môi trường. Quá trình này diễn ra theo ba cơ chế sau: quá trình natri hóa, quá trình khử natri và bể aerotank.

Bước 5: hoàn thiện khâu xử lí

Bể khử trùng: Bằng phương pháp sinh học nước thải sau khi sử lí còn chứa khoảng 105-106 vi khuẩn trong 100ml, hầu như các loại vi khuẩn không phải là vi trùng gây bệnh nhưng cũng không loại trừ một số khả năng gây bệnh.

Sauk hi qua hệ thống nước thải sẽ đạt tiêu chuẩn  nguồn xả:  Q CVN 40:2011/BTNMT.

 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.