Bể phốt nhựa composite của Công ty Việt Hàn là giải pháp thay thế cho các kiểu bể phốt bê tông cốt thép đã lỗi thời. Bể phốt nhựa composite dùng để chứa, xử lí nước và chất thải sử dụng vệ sinh hàng ngày trước khi thải chúng ra bên ngoài. Bể phốt composite chứa một số khối lượng nước thải lớn của các hộ gia đình, văn phòng cao ốc, nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… .Sử dụng bể phốt nhựa composite giúp tiết kiệm chi phí, không gây ô nhiễm môi trường, không gây tắc nghẽn đường ống vệ sinh.
Chức năng của bể phốt composite Việt Hàn:
-Phân hủy chất thải rắn.
-Lọc nước thải, không gây tắc nghẽn đường ống vệ sinh.
-Thu gom bùn đất và lắng đọng chất thải.
-Quá trình phân hủy sinh học theo mô hình khép kín không gây ô nhiễm môi trường.
-Có hệ thống ngăn lọc bằng vi sinh và làm sạch cao hơn.
-Lưu trữ các loại chất thải rắn.
-Lắng đọng bọt và bùn.
-Hòa tan và khí hóa chất thải hữu cơ phức tạp.
Ưu điểm của bể phốt composite Việt Hàn:
Được làm từ composite cốt sợi thủy tinh – nguyên liệu được nhập hoàn toàn từ Hàn Quốc và Malaysia – bể phốt composite có độ bền cao, khó nứt gãy và chống chịu được môi trường có hóa chất hay bị va đập mạnh. Ngoài ra, bể phốt còn có thể xử lí nước thải có tỉ lệ chất hữu cơ cao như nước thải công nghiệp, nước thải chế biến nông nghiệp và thực phẩm.
Bể phốt composite thiết kế dạng nằm ngang, dạng đứng vừa đơn giản, gọn nhẹ vừa dễ dàng thi công lắp đặt trong các hộ gia đình, văn phòng và nhà hàng, khách sạn.
Hướng dẫn lắp đặt bể phốt composite:
Bước 1: tạo hố chôn bể
-Ngoài vườn: đào đất cho vừa với cỡ bể và xử lý nền đảm bảo không bị sụt lún.
-Trong nhà: hố được xây gạch xi măng cát vàng (tạo bể bồn chứa), xây loại tường 10cm.
*Ghi chú: trên tường thành để các ô chờ để lắp đặt đường ống vào, ra. Chiều sâu của hố phù hợp để nước thải dễ dàng thoát ra ngoài qua hệ thống thoát nước chung.
Bước 2: cố định vị trí bể
-Trong nhà: đặt bể vào đúng vị trí. Sau đó, đổ nước vào bể cho đầy đến mức ống nước ra để đảm bảo bể không nổi lên hoặc bị bóp méo do áp lực của đất hoặc nước từ bên ngoài.
-Ngoài vườn: làm tương tự như trong nhà nhưng nối ống mềm vào đầu vào, ra của bể và gắn chặt bằng vòng đai.
Bước 3: Lấp kín xung quanh bể
-Trong nhà: đổ xi măng cát khô (với công thức là 7 cát + 1 xi măng) xung quanh thành bể.
-Ngoài vườn: đổ đầy xung quanh bằng đất mịn hoặc cát.
*Ghi chú: không nên dùng đất sỏi, đá, bê tông đập, rác gỗ hoặc vật liệu cứng nhọn chèn xung quanh bể vì chúng có thể làm bể hư hỏng.
Bước 4: lắp ráp nắp đậy
-Trong nhà: đổ tấm đan bằng bê tông (khoét lỗ lớn hơn đường kính nắp bể và lỗ thoát khí) đặt lên bể tránh lực tác động trực tiếp lên bể nhựa.
-Ngoài vườn: lắp đặt bể cao hơn mặt đất.
Một số chú ý khi lắp đặt, bảo dưỡng bể nhựa composite
-Xử lý đáy hố tốt để tránh bị sụt lún khi bể đi vào sử dụng.
-Không lắp đặt bể ở dưới khu vực đi lại của xe tải hoặc phía dưới của thiết bị nặng. Tránh lắp đặt ở khu vực có đá và rễ cây to.
-Tránh lắp đặt bể ở khu vực nước trũng.
-Gia cố chống lún (như ép cọc) khi lắp đặt ở vùng đất trũng.
-Tránh lắp đặt bể ở khu vực đất sét ẩm.
-Sau khi lắp bể đúng vị trí cần bơm đầy nước vào bể để tránh trường hợp bể bị nổi, móp méo.
-Không chèn đá, sỏi, vật liệu cứng ,..xung quanh phần trống giữa bể vào hố.